Bối cảnh Đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên

Khi bán đảo Triều Tiên bị phân chia tạm thời sau Đệ nhị thế chiến và sau khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), một số người Triều Tiên đã cố gắng đào tẩu vì lý do chính trị, tư tưởng, tôn giáo, kinh tế hoặc cá nhân. Tuy nhiên, những vụ đào tẩu trong giai đoạn này rất hiếm, do kinh tế Triều Tiên khi ấy vẫn còn phát triển ổn định, một phần nhờ nguồn tiếp tế của Liên Xô và các nước Đông Âu.

Bắt đầu từ nạn đói ở Triều Tiên vào những năm 1990, nhiều người Triều Tiên đã bắt đầu đào thoát, hầu hết là sang Hàn Quốc do nước này luôn giang tay đón nhận những người Triều Tiên tị nạn. Chiến lược phổ biến nhất là băng qua biên giới sang các tỉnh Cát LâmLiêu Ninh ở phía Đông Bắc Trung Quốc trước khi trốn sang một nước thứ ba, do Trung Quốc là một đồng minh thân thiết của Triều Tiên. Trung Quốc là nước có ảnh hưởng lớn nhất trong số ít các đối tác kinh tế của CHDCND Triều Tiên khi quốc gia này phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc trong nhiều thập kỷ, và cũng là nguồn viện trợ lớn nhất và liên tục của đất nước. Để tránh làm xấu đi mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Triều Tiên, Trung Quốc từ chối cấp phép tị nạn cho người Triều Tiên và coi họ là những người di cư kinh tế bất hợp pháp. Nếu những người đào thoát bị bắt ở Trung Quốc, họ sẽ bị trục xuất về Bắc Triều Tiên, nơi mà họ thường phải đối mặt với những cuộc tra tấn khắc nghiệt và nhiều năm trừng phạt, hoặc thậm chí là chết trong các trại tù chính trị như trại Yodok và trại Hoeryong, hoặc các trại cải tạo như trại Chungsan và trại Chongori.

Mặc dù số người đào thoát khỏi CHDCND Triều Tiên đạt đỉnh điểm vào năm 19981999, nhưng số lượng ước tính đã giảm kể từ đó. Một số lý do chính cho số lượng sụt giảm của những người đào tẩu đặc biệt là kể từ sau năm 2000 là do chính sách tuần tra biên giới nghiêm ngặt và kiểm tra, trục xuất cưỡng bức, và chi phí đào tẩu tăng lên. Trong giai đoạn quốc tang sau cái chết của Kim Jong-il vào ngày 17 tháng 12 năm 2011 và sự kế nhiệm của Kim Jong-un, phong trào vượt biên của người dân đã bị thắt chặt và kiểm soát chặt chẽ. Chúng bao gồm việc chính quyền yêu cầu các hộ gia đình sống gần khu vực biên giới phải thay phiên canh gác, đồng thời có các cảnh báo chính thức mạnh mẽ rằng ba thế hệ của một gia đình sẽ bị tiêu diệt nếu bị phát hiện có khiếm khuyết, cũng như có hành động bao che cho những kẻ đào tẩu. Kết quả là số người đào thoát Triều Tiên đã giảm đáng kể. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, bất kỳ người Triều Tiên nào vượt biên trái phép sẽ bị bắn ngay tại hiện trường, hoặc bị trục xuất trở lại và sẽ bị tra tấn, tù đày, thậm chí tử hình.

Một trong những vụ đào thoát nổi bật nhất xảy ra vào tháng 4 năm 2016 bởi 13 nhân viên nhà hàng Triều Tiên Ryugyong ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc. Việc đào tẩu của nhóm này có ý nghĩa quan trọng khi họ tránh được nguy cơ bị trục xuất cưỡng bức của chính phủ Trung Quốc vì các nhân viên quyết định đào tẩu công khai trong một nhóm thay vì phải giám sát lẫn nhau. Họ cũng đã vượt qua biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc trước đó hoàn toàn hợp pháp với các hộ chiếuthị thực chính thức do chính phủ Triều Tiên phát hành. Nhờ sự hỗ trợ của Cơ quan Tình báo Trung ương Hàn Quốc (NIS), họ đã di chuyển tới Thượng Hải bằng phương tiện chuẩn bị từ trước, sau đó bay từ Thượng Hải tới Kuala Lumpur, đến Đại sứ quán Hàn Quốc tại Malaysia rồi tiếp tục bay đến Hàn Quốc[3]. Sau khi được đào tạo về an ninh và các vấn đề xã hội của Hàn Quốc, tất cả 13 người đào thoát Triều Tiên đã được chấp thuận cho tái định cư xã hội nước này vào tháng 8 năm 2016. Yêu cầu phỏng vấn từ Minbyun (Lawyers for a Democratic Society) về việc liệu hành động đào tẩu có phải là tự nguyện hay không đã bị bỏ qua và bị từ chối cung cấp[4]. Phía Triều Tiên đã cáo buộc Hàn Quốc bắt cóc công dân của họ, yêu cầu Seoul phải xin lỗi và trả những người này về lại Triều Tiên[5].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên http://ajw.asahi.com/article/asia/korean_peninsula... http://www.asahi.com/english/Herald-asahi/TKY20070... http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2013/... http://www.chosun.com/w21data/html/news/199912/199... http://www.dailynk.com/english/read.php?cataId=nk0... http://www.japannewsreview.com/politics/20070603pa... http://www.japannewsreview.com/society/20070603pag... http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20131118000... http://news.naver.com/main/read.nhn?mode=LS2D&mid=... http://www.northkoreanrefugees.com/aboutus.html